TẠI NGOẠI KHI GÂY THƯƠNG TÍCH NẶNG

hoiluatsuhanoi.com > Blog > TIN TỨC > TẠI NGOẠI KHI GÂY THƯƠNG TÍCH NẶNG
Xin được tại ngoại

Tôi muốn xin tại ngoại cho con trai tôi năm nay 23 tuổi, cháu mới ra trường và đi làm cho một nhà hàng ở thành phố Hồ Chí Minh. Cách đây hơn nửa năm, cháu xích mích với bạn cùng làm do cạnh tranh về doanh số bán hàng. Con tôi bị bạn cùng làm gây sự, trong lúc tức giận cháu đã cầm chiếc búa sắt đập thịt đánh thẳng vào đầu người kia. Theo mọi người nói thì con tôi đã có hành vi gây thương tích nặng cho người khác. Hiện con tôi đang bị tạm giam.

Thông tin từ phía cơ quan công an cho biết, con tôi đã gây thương tích cho người kia với tỷ lệ 64%. Tôi đã đến gặp gia đình bên kia để xin bồi thường nhưng phía bị hại không cho biết họ muốn bồi thường bao nhiêu tiền. Gia đình tôi chỉ có cháu là con duy nhất, tôi từng đi bộ đội. Có người nói rằng nếu gia đình bị hại không nhận tiền thì tôi có thể nộp tiền vào cơ quan thi hành án để hưởng tình tiết giảm nhẹ cho con tôi.

Với hành vi của con tôi như vậy, tôi muốn xin cho cháu được tại ngoại thì cần những điều kiện gì ?

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự về tại ngoại

Với hành vi phạm tội của con chị và tỷ lệ thương tích cho bị hại là 64%, ít nhất con chị cũng thuộc trường hợp áp dụng Khoản 3- Điều 134 của Bộ Luật Hình sự về tội cố ý gây thương tích. Đây là trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng. Do đó, trên thực tế đa số Bị can sẽ bị bắt tạm giam.

Điều 119 của Bộ luật tố tụng Hình sự quy định về Tạm giam

“1. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.

2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;

b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;

c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;

đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

3. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

Biện pháp tại ngoại ưu tiên áp dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ

4. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp:

a) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;

b) Tiếp tục phạm tội;

c) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;

d) Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

Áp dụng biện pháp tại ngoại thuộc thẩm quyền của cơ quan tố tụng

5. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh, quyết định tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.

6. Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị tạm giam cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam làm việc, học tập biết.”

Về trường hợp gây thương tích cụ thể

Căn cứ quy định Pháp luật nêu trên, thì việc có áp dụng biện pháp tạm giam đối với Bị can hay không sẽ tùy thuộc vào nhận định của các cơ quan tiến hành tố tụng, nhân thân, mức độ phạm tội cũng như thái độ của phía Bị can. Nhiều trường hợp nếu phía bị hại có đơn xin giảm nhẹ hoặc yêu cầu bãi nại thì đây cũng là một tình tiết có lợi cho Bị can để các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét áp dụng biện pháp tại ngoại.

Để biết chính xác việc con chị có được áp dụng biện pháp cho tại ngoại hay không, chị cần liên hệ trực tiếp với các cơ quan nhà nước đang tiến hành tố tụng. Trường hợp cần tư vấn, giải đáp cụ thể, chi tiết hơn các vấn đề liên quan đến việc bảo lĩnh xin tại ngoại, chị có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại Hotline 0904.680.383.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *