BẢO VỆ RỪNG TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

hoiluatsuhanoi.com > Blog > Tin Tức > BẢO VỆ RỪNG TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
bảo vệ rừng

Rừng là tài nguyên quốc gia cực kỳ quan trọng. Về mặt sinh học, rừng yếu tố hàng đầu để tạo nên môi trường trong lành, giúp con người có sức khỏe tốt. Về mặt phát triển kinh tế, rừng cung cấp nguyên liệu gỗ, khoáng sản và các sản phẩm lâm sản chất lượng cao khác. Do đó, bảo vệ rừng là một trong những vấn đề bức thiết.

Hiện nay rừng đang bị tàn phá một cách nghiêm trọng mặc dù các cơ quan Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách pháp luật nhằm bảo vệ tài nguyên rừng. Những hành vi xâm phạm trái phép tài nguyên rừng tùy vào mức độ, hậu quả gây ra có thể bị xử lý theo pháp luật hình sự. Dưới đây là một số quy định của pháp luật hình sự liên quan đến bảo vệ rừng.

Quy định pháp luật hình sự trong bảo vệ rừng

Điều 232 của Bộ luật hình sự Nước CHXHCN Việt Nam quy định về Tội vi phạm các quy định về khai thác; bảo vệ rừng và quản lý lâm sản:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây; nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 243 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Khai thác trái phép rừng sản xuất với khối lượng từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 12,5 mét khối (m3) đến dưới 25 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

Rừng phòng hộ và rừng đặc dụng là đối tượng đặc biệt cần bảo vệ

b) Khai thác trái phép rừng phòng hộ với khối lượng từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

c) Khai thác trái phép rừng đặc dụng với khối lượng từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 5 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; thực vật thuộc Nhóm IIA trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

d) Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Khai thác thực vật thuộc loài nguy cấp; quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loại thực vật khác thuộc Nhóm IA trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; hoặc từ 01 mét khối (m3) đến dưới 02 mét khối (m3) gỗ tại rừng sản xuất; hoặc từ 0,5 mét khối (m3) đến dưới 1,5 mét khối (m3) tại rừng phòng hộ; hoặc từ 0,5 mét khối (m3) đến dưới 01 mét khối (m3) gỗ tại rừng đặc dụng hoặc khu bảo tồn thiên nhiên;

Sản phẩm rừng khai thác trái phép có nguồn gốc từ nước ngoài vẫn bị xử lý

e) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép từ 1,5 mét khối (m3) đến dưới 03 mét khối (m3) đối với gỗ loài nguy cấp; quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã; nguy cấp hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp; quý, hiếm Nhóm IIA; hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật; thực vật hoang dã, nguy cấp; từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường;

g) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến; mua bán trái phép các loài thực vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng;

h) Vật phạm pháp có khối lượng hoặc giá trị dưới mức thấp nhất quy định tại một trong các điểm a; b, c; d, đ hoặc e của khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này; hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Hình thức chế tài được áp dụng linh hoạt

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Khai thác trái phép rừng sản xuất với khối lượng từ 40 mét khối (m3) đến dưới 80 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 25 mét khối (m3) đến dưới 50 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý; hiếm Nhóm IIA;

b) Khai thác trái phép rừng phòng hộ với khối lượng từ 30 mét khối (m3) đến dưới 60 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

c) Khai thác trái phép rừng đặc dụng với khối lượng từ 30 mét khối (m3) đến dưới 60 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

d) Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;

Văn bản pháp luật quốc tế cũng được áp dụng trong bảo vệ rừng

đ) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến; mua bán trái phép từ 03 mét khối (m3) đến dưới 06 mét khối (m3) đối với gỗ loài thực vật nguy cấp; quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật; thực vật hoang dã, nguy cấp hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý; hiếm được ưu tiên bảo vệ; từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý; hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp; từ 40 mét khối (m3) đến dưới 80 mét khối (m3) gỗ của loài thực vật thông thường;

e) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến; mua bán trái pháp luật các loài thực vật hoang dã khác trị giá từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.200.000.000 đồng;

Phạm tội ở địa điểm nào cũng phải được xử lý

g) Phạm tội qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại;

h) Phạm tội có tổ chức;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị tù từ 05 năm đến 10 năm.

a) Khai thác trái phép tại rừng sản xuất 80 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường; 50 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

b) Khai thác trái phép tại rừng phòng hộ 60 mét khối (m3) trở lên; gỗ loài thực vật thông thường; 40 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

c) Khai thác trái phép tại rừng đặc dụng 60 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường; 20 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

d) Khai thác trái phép thực vật rừng khác trị giá 400.000.000 đồng trở lên;

Mua bán trái phép sản phầm từ rừng cũng là hành vi xâm phạm tài nguyên rừng

đ) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép 06 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật nguy cấp; quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật; thực vật hoang dã, nguy cấp hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý; hiếm được ưu tiên bảo vệ; 40 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật nguy cấp, quý; hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật; thực vật hoang dã, nguy cấp; 80 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường;

e) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến; mua bán trái pháp luật các loài thực vật hoang dã khác trị giá 1.200.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Pháp nhân cũng là đối tượng phải xử lý nếu xâm phạm tại nguyên rừng tái phép

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này; thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này; thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng; hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; cấm kinh doanh; cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Hành vi xâm phạm rừng không cố định dưới hình thức cụ thể nào

Có thể thấy, hành vi xâm phạm tài nguyên rừng vô cùng đa dạng; khung hình phạt rất rộng và nhiều hình thức chế tài khác nhau. Việc xác định hành vi của đối tượng không những quy định tại pháp luật Việt Nam mà còn cả các văn bản; hiệp định, công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Để có thể xử lý, ngăn chặn tốt các hành vi xâm phạm tài nguyên rừng; ngoài các chế tài nghiêm khắc và quy định định rõ ràng thì công tác quản lý của cơ quan chức năng; tuyền truyền cho người dân và việc phát triển kinh tế bền vững từ rừng cũng rất quan trọng. Chỉ khi tất cả những vấn đề này được thực hiện tốt thì việc bảo vệ tài nguyên rừng mới đạt hiệu quả; tài nguyên rừng mới được sử dụng và phát triển bền vững.

Bảo vệ rừng cần sự tuân thủ pháp luật trước tiên của người có thẩm quyền

Trên thực tế, nhiều vụ việc xâm phạm tài nguyên rừng ít nhiều đều có sự tiếp tay; hoặc do sự buông lỏng quản lý của cơ quan chức năng địa phương. Thậm chí, việc việc xâm phạm tài nguyên rừng chính do người có thẩm quyền tiến hành. Do vậy, pháp luật cũng quy định chế tài để xử lý hành vi của phía cơ quan, cá nhân có trách nhiệm quản lý tài nguyên rừng.

Quy định xử lý người có thẩm quyền quản lý rừng

Điều 233 của Bộ luật Hình sự quy định về Tội vi phạm quản lý rừng:

“1. Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ; quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng; đất trồng rừng trái pháp luật từ 20.000 mét vuông (m2) đến dưới 25.000 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 15.000 mét vuông (m2) đến dưới 20.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 15.000 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng; nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 229 của Bộ luật này;

Cho chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép cũng là hình vi bị xử lý

b) Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng; đất trồng rừng trái pháp luật từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 12.500 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 7.500 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ; hoặc từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.500 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng; nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 229 của Bộ luật này;

c) Cho phép khai thác; vận chuyển lâm sản trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 232 của Bộ luật này;

d) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

Đất trồng rừng cũng là đối tượng trong nội dung bảo vệ rừng

c) Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng; đất trồng rừng trái pháp luật từ 25.000 mét vuông (m2) đến dưới 40.000 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 20.000 mét vuông (m2) đến dưới 30.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ; hoặc từ 15.000 mét vuông (m2) đến dưới 25.000 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng;

d) Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng; đất trồng rừng trái pháp luật từ 12.500 mét vuông (m2) đến dưới 17.000 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 10.000 mét vuông (m2) đến 15.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ; hoặc từ 7.500 mét vuông (m2) đến 12.000 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng;

đ) Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 232 của Bộ luật này.

Hình phạt càng nặng khi hậu quả càng lớn

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng; đất trồng rừng trái pháp luật từ 40.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng sản xuất; từ 30.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng phòng hộ hoặc từ 25.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng đặc dụng;

b) Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng; đất trồng rừng trái pháp luật từ 17.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng sản xuất; từ 15.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng phòng hộ hoặc từ 12.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng đặc dụng.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Những nội dung đã nêu tại bài viết này chúng tôi hy vọng sẽ giúp mọi người hiểu được phần nào các quy định của pháp luật trong việc bảo vệ; khai thác, phát triển tài nguyên rừng. Các hành vi phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự; để mọi người tránh được những vướng mắc pháp lý không đáng có trong quá trình sản xuất; phát triển rừng. Trường hợp cần tư vấn pháp lý, tham gia giải quyết; bảo vệ quyền lợi trong các vụ việc liên quan; quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại: 0904.680.383 – 0906.238.583.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *