VƯỢT QUÁ YÊU CẦU TÌNH THẾ CẤP THIẾT

hoiluatsuhanoi.com > Blog > Tin Tức > VƯỢT QUÁ YÊU CẦU TÌNH THẾ CẤP THIẾT
Tình thế cấp thiết

Vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết là tình trạng một người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là gây thiệt hại bằng hoặc lớn hơn thiệt hại cần ngăn ngừa .          

Ngăn chặn việc vượt quá yêu cầu tình thế cấp thiết:

Mục đích của quy định này nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nhưng phải ngăn chặn, phòng ngừa khả năng tùy tiện, lạm dụng trong tình thế cấp thiết để gây hại cho các lợi ích hợp pháp khác. Khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999 được sử đổi bổ sung năm 2009 và Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định một cách cụ thể, rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết là một trong những tình tiết để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt:

Đây cũng là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và khả năng của Toà án khi quyết định hình phạt có thể coi là tình tiết giảm nhẹ. Đó là cơ sở để giảm nhẹ hình phạt trong phạm vi của khung luật tương ứng. Việc quy định vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, thể hiện nội dung khoan hồng trong chính sách hình sự của Nhà nước ta.

Cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt:

Ngoài ra, quy định đó còn đảm bảo thực hiện tốt hơn nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm hình sự và hình phạt, có tác động tích cực đối với việc giáo dục, cải tạo người phạm tội. Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết là trường hợp gây thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết. Mức độ giảm nhẹ vào tính chất và cường độ của nguy cơ phải đối phó và mức độ chênh lệch giữa thiệt hại thực tế do hành vi vượt quá tình thế cấp thiết gây ra và thiệt hại cần ngăn ngừa.

Căn cứ xác định trách nhiệm hình sự:

Vậy điều kiện nào có thể xác định được trách nhiệm hình sự trong trường hợp vượt quá giới hạn của tình thế cấp thiết. Cần xác định cụ thể các điều kiện sau:

  • Một là, phải có sự đe dọa đối với lợi ích được pháp luật bảo vệ;
  • Hai là, Sự đe dọa cần tránh trong tình thế cấp thiết là hiện hữu và thực tế;
  • Ba là, Việc gây thiệt hại là biện pháp duy nhất để khắc phục sự nguy hiểm;
  •  Bốn là, thiệt hại trong tình thế cấp thiết gây ra không tương xứng (lớn hơn) với thiệt hại cần ngăn ngừa.

Như vậy, giữa tình thế cấp thiết với vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết chỉ khác nhau ở điều kiện thứ tư. Nếu trong tình thế cấp thiết, thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa thì trong vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thiệt hại gây ra lại lớn hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Không phụ thuộc lỗi cố ý hay vô ý:

Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành không quy định vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết phải chịu trách nhiệm hình sự do lỗi cố ý hay lỗi vô ý, nhưng cần phải khẳng định rõ quan điểm: một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự do lỗi cố ý vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.

Nếu cần tìm hiểu rõ hơn hoặc cần tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan đến tình thế cấp thiết. Khách hàng có thể liên hệ với văn phòng luật sư giải quyết vụ án hình sự của Hội luật sư Hà Nội theo số điện thoại 1900.6227 hoặc Hotline 0906.238.583.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *