VAY VỐN NGÂN HÀNG BẰNG THÔNG TIN GIẢ

hoiluatsuhanoi.com > Blog > Tin Tức > VAY VỐN NGÂN HÀNG BẰNG THÔNG TIN GIẢ
Giả mạo thông tin

Năm 2012, tôi vay vốn ngân hàng với mục đích để kinh doanh vật liệu xây dựng. Trong hồ đề nghị giải ngân nộp để vay vốn ngân hàng có hợp đồng mua vật liệu xây dựng của một hộ kinh doanh. Tuy nhiên việc thực tế việc mua hàng này là không có, chính cán bộ tín dụng lúc thẩm định hồ sơ vay cũng biết việc này và không phản đối. Số tiền vay được của ngân hàng tôi dùng vào việc kinh doanh bất động sản.

Do thời gian vừa qua thị trường bất động sản sụt giảm, làm ăn thua lỗ nên khoản nợ tại ngân hàng của tôi bị quá hạn và hiện tôi đã mất khả năng trả nợ cho ngân hàng. Cán bộ xử lý nợ ngân hàng đã nhiều lần đến đốc nợ và yêu cầu gia đình tôi phải bàn giao tài sản thế chấp nhưng tôi chưa trả nợ hay bàn giao tài sản bảo đảm. Đến ngày 16 tháng 09 năm 2015,  ngân hàng gửi đơn tố cáo tôi ra cơ quan công an về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tôi muốn hỏi Luật sư, với các nội dung sự việc của tôi thì tôi có phải chịu trách nhiệm gì trước pháp luật không ?

Hội luật sư Hà Nội trả lời

Với các nội dung bạn đã nêu, có thể xác định các thông tin về mục đích vay vốn ngân hàng do bạn đưa ra trong phương án vay vốn là không có thật. Sau khi được chấp thuận vay vốn ngân hàng, bạn đã hợp pháp hóa hồ sơ để yêu cầu ngân hàng giải ngân vốn vay bằng việc đưa ra một hợp đồng mua bán hàng hóa không có thật. Đây là căn cứ để ngân hàng gửi đơn tố cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chính là khoản tiền mà bạn vay.

Bộ luật Hình sự quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm

Có tổ chức;

Có tính chất chuyên nghiệp;

Tái phạm nguy hiểm;

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

Gây hậu quả nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tich thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Phân tích trường hợp của bạn

Ngay từ ban đầu, bạn đã có chủ định đưa ra các thông tin sai sự thật về việc sử dụng vay vốn ngân hàng, phương án kinh doanh tạo nguồn thu để trả nợ cùng với việc tạo dựng hành vi mua hàng giả tạo để ngân hàng giải ngân tiền vay cho bạn. Đây chính là việc dùng thủ đoạn gian dối để đạt được mục đích của mình, căn cứ vào số tiền bạn vay, khả năng khắc phục hậu quả mà bạn có thể bị áp dụng mức hình phạt cụ thể theo quy định của Pháp luật.

Khi cơ quan Công an chưa thụ lý đơn tố cáo của ngân hàng, bạn nên nhanh chóng thanh toán tiền trả nợ cho ngân hàng hoặc bàn giao tài sản thế chấp cho ngân hàng để ngân hàng rút đơn tố cáo, tránh những rắc rối có thể phát sinh cho bạn.

Bạn có thể gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6227 của Hội luật sư Hà Nội để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *