Tài sản vợ chồng là gì ? Như chúng ta đã biết, khi xây dựng gia đình; hai người trở thành vợ chồng. Lúc đó, hai bên bắt đầu một cuộc sống chung, giàng buộc với nhau về tình cảm; quyền và nghĩa vụ chung; tài sản chung. Khi có con thì sẽ bao gồm cả nghĩa vụ chăm sóc, nuội dạy con chung.
Trong số các quyền và nghĩa vụ chung thì vấn đề tài sản của vợ chồng là vấn đề khá tế nhị. Nhiều gia đình chỉ có chồng hoặc vợ là chủ lực kinh tế trong gia đình; người còn lại thì ở nhà chăm con cái. Vậy trong trường hợp này thì tài sản được tính như thế nào. Bình thường không có vấn đề gì nhưng khi có tranh chấp thì lúc đó vấn đề tài sản là khó giải quyết nhất.
Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình sẽ khái quát; nêu một số nội dung cơ bản trong các quy định của pháp luật để mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề tài sản trong thời kỳ hôn nhân.
Điều 28- Luật hôn nhân và gia đình về Áp dụng chế độ tài sản trong thời kỳ hôn nhân
1. Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.
Chế độ tài sản trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng theo luật định được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64 của Luật này.
Chế độ tài sản theo thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại các điều 47, 48, 49, 50 và 59 của Luật này.
2. Các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này được áp dụng không phụ thuộc vào chế độ tài sản mà vợ chồng đã lựa chọn.
3. Chính phủ quy định chi tiết về chế độ tài sản của vợ chồng.
Hướng dẫn tại Điều 7- Nghị định 126/2014/NĐ-CP: Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng trong trường hợp vợ chồng không lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc có thỏa thuận về chế độ tài sản nhưng thỏa thuận này bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định tại Điều 50 của Luật Hôn nhân và gia đình.
Dựa trên các quy định nêu trên; chúng ta thấy tài sản chung trong thời ky fhoon nhân là một chế định của pháp luật; Vợ chồng có quyền lựa chọn, thỏa thuận chế độ tài sản của mình. Tuy nhiên, việc thỏa thuận chế độ tài sản trong thời kỳ phải được lập thành văn bản hợp lệ. Khi không có văn bản hợp lệ thì mặc nhiên áp dụng theo quy định của pháp luật.
Điều 29- Luật hôn nhân và gia đình
1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền; nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
2. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
3. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền; lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.
Điều 30- Luật hôn nhân và gia đình
1. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
2. Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ; chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.
Vợ chồng đều có quyền, nghĩa vụ bình đẳng ngang nhau về tài sản chung. Không bên nào được áp đặt ý chí của mình cho bên còn lại. Không phân biệt bên nào có thu nhập cao hay thấp; dù là lao động hay không có thu nhập.
Điều 33- Luật hôn nhân và gia đình
1. Tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra; thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi; lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ; chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung hôn nhân của vợ chồng; trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng; được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Điều 34- Luật hôn nhân và gia đình
1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.
Điều 37- Luật hôn nhân và gia đình về nghĩa vụ chung vợ chồng
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Điều 38- Luật hôn nhân và gia đình
1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
Đến đây, chúng ta thấy rằng; vợ chồng không chỉ có quyền về tài sản chung mà còn có nghĩa vụ liên quan đến tài sản chung; Nghĩa vụ chung phát sinh trong thời kỳ hôn nhân. Đồng thời, trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng có quyền thỏa thuận việc phân chia tài sản hoặc một phần tài sản chung. Việc phân chia tài sản chung phải được lập thành văn bản hợp lệ.
Ngoài tài sản, vợ chồng cũng có tài sản riêng của mình. Khi đó, bên có tài sản riêng có những quyền, nghĩa vụ riêng mà không liên quan đến bên còn lại.
Điều 43- Luật hôn nhân và gia đình về tài sản riêng vợ chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Điều 44- Luật hôn nhân và gia đình
1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.
Vợ, chồng có quyền nhập tài sản riêng vào tài sản chung
Trong quá trình chung sống; vợ, chồng có tài sản riêng có quyền nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Khi đó tài sản riêng sẽ trở thành tài sản chung. Dù sau này có xảy ra tranh chấp thì bên đã nhập tài sản riêng sẽ không thể lấy lại được. Trừ khi bên còn lại đồng ý. Nếu có nhu cầu tư vấn; soạn thảo văn bản xác lập chế độ tài sản chung, riêng của vợ chồng. Nhập tài sản riêng vào tài sản chung; Phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân; yêu cầu chia tài sản sau ly hôn. Khách hàng hãy liên hệ với Hội luật sư Hà Nội qua số điện thoại Hotline: 0904.680.383 – 0906.238.583.