Việc sử dụng mạng máy tính hay mạng internet là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Đây là công cụ làm việc, liên lạc, giao tiếp, kinh doanh và tìm kiếm thông tin cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, ngoài những mặt tốt thì cũng có không ít những mặt xấu đến từ mạng máy tính. Bởi mạng máy tính vốn là một thế giới ảo, bất kỳ ai cũng có thế sử dụng và khai thác.
Những thông tin lan truyền trên mạng máy tính vô cùng nhanh chóng; nếu nội dung thông tin là tốt thì sẽ rất hữu ích còn nếu thông tin là xấu thì sẽ gây ra rất nhiều mối nguy hại. Khi tiếp nhận các thông tin đó, mọi người rất khó để kiểm tra được tính xác thực cũng như nguồn của thông tin đó. Thêm nữa, việc quản lý không gian mạng là vô cùng khó khăn, thậm chí không quản lý được.
Chính những lý do nêu trên đã khiến cho việc sử dụng mạng máy tính trở lên dễ dàng. Nhiều người có xu hướng lợi dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Các hành vi khai thác thông tin; dùng hình ảnh, thương hiệu trái phép, quảng cáo; tung tin sai sự thật, nói xấu, xúc phạm danh dự người khác trở lên phổ biến. Vậy quy định của pháp luật để xử lý những hành vi vi phạm khi sử dụng mạng máy tính như thế nào ?
Xử lý hành vi vi phạm pháp luật khi dùng mạng máy tính
Điều 288 của Bộ luật Hình sự quy định về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây; thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan; tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật; nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;
b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính; mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;
c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.
Kết hợp cả hình phạt tiền và các hình phạt khác
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;
c) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam;
g) Dẫn đến biểu tình.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Khai thác thông tin trái phép bằng mạng máy tình cũng có thể là tội phạm hình sự
Ngoài hành vi sử dụng và khai thác thông tin trái phép trên mạng máy tính; pháp luật Việt Nam còn quy định về chế tài xử lý hành vi xâm nhập trái phép mạng máy tính. Cụ thể tại Điều 289 của Bộ luật Hình sự quy định Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác:
“1. Người nào cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa; sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng máy tính; mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại; làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ; thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Đối với trạm trung chuyển internet quốc gia, hệ thống cơ sở dữ liệu tên miền và hệ thống máy chủ tên miền quốc gia;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Các bí mật thông tin nhà nước phải được ưu tiên đảm bảo
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh;
b) Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng; hệ thống thông tin điều khiển giao thông;
c) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng xã hội, mạng máy tính cũng có thể bị xử lý bằng pháp luật hình sự
Việc cung cấp các dịch vụ trên mạng xã hội cũng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật nếu những hành vi này được thực hiện trái phép. Điều 292 của Bộ luật Hình sự quy định về Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông như sau:
“1. Người nào cung cấp một trong các dịch vụ sau đây trên mạng máy tính, mạng viễn thông không có giấy phép hoặc không đúng nội dung được cấp phép, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc có doanh thu từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm:
a) Kinh doanh vàng trên tài khoản;
b) Sàn giao dịch thương mại điện tử;
c) Kinh doanh đa cấp;
d) Trung gian thanh toán;
đ) Trò chơi điện tử trên mạng;
e) Các loại dịch vụ khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định của pháp luật.
Hậu quả thiệt hại về tiền là căn cứ xác định mức hình phạt
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc có doanh thu từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội trong trường hợp thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên hoặc có doanh thu 5.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Để xử lý người vi phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự, có những hành vi sẽ căn cứ vào hậu quả xảy ra những cũng có những hành vi không cần hậu quả xảy ra vẫn có thể bị xử lý theo pháp luật hình sự. Do đó, khi tham gia các hoạt động, làm việc hay kinh doanh trên mạng máy tính, chúng ta cần lưu ý thực hiện những hành vi phù hợp với đạo đức, văn hóa và pháp luật. Tránh vướng phải những rắc rối không đáng có. Nếu cần tư vấn pháp luật đối với các vấn đề liên quan, quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0906.238.583 – 0904.680.383.