LẤY TÀI SẢN CỦA NGƯỜI TAI NẠN

hoiluatsuhanoi.com > Blog > Tin Tức > LẤY TÀI SẢN CỦA NGƯỜI TAI NẠN
Trộm cắp tài sản

Tôi đi xe máy trên đường thấy có vụ tai nạn, người đi xe máy đang nằm bất tỉnh trên đường. Cách đó khoảng hơn chục mét, tôi thấy có chiếc đồng hồ khá đẹp, tôi không biết của ai lên đã nhặt đem về sử dụng. Chiều hôm qua tôi có nhận được giấy mời của phía công an huyện lên làm việc với nội dung để làm rõ việc lấy tài sản của người bị tai nạn.

Tôi muốn hỏi, việc tôi nhặt chiếc đồng hồ trên đường có được coi là lấy trộm tài sản hay không ?

Hội luật sư Hà Nội trả lời tư vấn pháp luật:

Dựa trên các nội dung bạn hỏi, chúng tôi thấy việc bạn nhặt chiếc đồng hồ rõ ràng là không phải điều đúng đắn. Chiếc đồng hồ bị rơi bên đường mà bạn nhặt chắc chắn không phải là của một người đi qua đường mà có thể của chính người bị tai nạn. Khi tai nạn giao thông xảy ra, do sự va chạm, nhiều đồ vật cá nhân hoặc hàng hóa bị rơi ra đường.

Nạn nhân các vụ tai nạn giao thông thường bị lấy tài sản:

Các nạn nhân khi bị thương tích nặng thường không thể thu nhặt được đồ của mình. Rất nhiều người đi đường đã lợi dụng tình trạng của người bị nạn để hôi của, nhặt đồ, lấy tài sản hoặc thậm chí là cướp đoạt của người bị nạn. Đây chính là hành vi vi phạm pháp luật.

Lấy tài sản của người bị tai nạn là vi phạm Điều 173 của Bộ luật Hình sự quy định về tội trộm cắp tài sản:

“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

Giá trị tài sản cao và tình trạng của người bị hại ảnh hưởng đến khung hình phạt:

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Tài sản là bảo vật quốc gia;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.”.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Về trường hợp cụ thể bạn hỏi:

Nếu chiếc đồng hồ bạn nhặt là của nạn nhân bị tai nạn giao thông văng ra đường, bạn đã thực hiện hành động lấy tài sản của người bị nạ. Bởi người chủ sở hữu hợp pháp của chiếc đồng hồ đó đang tình trạng bị tai nạn và không biết bạn lấy tài sản của mình. Tuy nhiên, việc bạn có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không hoặc chịu trách nhiệm như thế nào sẽ phụ thuộc vào giá trị tài sản, thái độ thành khẩn của bạn.

Để làm rõ hơn các chi tiết, quy định về việc lấy tài sản của người bị tai nạn theo quy định của pháp luật, bạn có thể liên hệ với Hội luật sư Hà Nội theo số điện thoại 1900.6227.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.