Chế định giám hộ đã có từ lâu và được quy định trong Bộ luật Dân sự. Mục đích của việc này là nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho những người bị hạn chế hoặc chưa có đủ năng lực hành vi theo quy định của Pháp luật. Có hai trường hợp là giám hộ đương nhiên và giám hộ đăng ký. Về cơ bản thì quyền và nghĩa vụ của các bên là như nhau.
Các quy định Pháp luật cơ bản về giám hộ
Điều 46- của Bộ luật Dân sự quy định:
1. Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
2. Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.
3. Phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.
Điều 47 của Bộ luật dân sự
1. Người được giám hộ bao gồm:
a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
c) Người mất năng lực hành vi dân sự;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
2. Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cho con hoặc ông, bà cho cháu.
Điều 48 của Bộ luật Dân sự
1. Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật này.
2. Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.
Sự khác nhau giữa hai trường hợp là ở mối quan hệ
Căn cứ quy định của Pháp luật có thể thấy, trường hợp đương nhiên thường liên quan đến mối quan hệ trong gia đình. Khi có người bị hạn chế hoặc chưa đủ năng lực hành vi thì vợ, chồng, cha mẹ sẽ thuộc trường hợp đương nhiên. Còn trường hợp đăng ký thường sẽ là những người bị hạn chế năng lực hành vi nhưng không còn gia đình, trẻ em bị bỏ rơi.v.v.
Luật sư của Hội luật sư Hà Nội thực hiện các thủ tục, dịch vụ tư vấn pháp lý trong lĩnh vực pháp luật nêu trên. Xác định trường hợp đương nhiên. Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Quy trình, hồ sơ đăng ký, thủ tục mời người bảo vệ quyền lợi cho các bên liên quan. Quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại Hotline: 0904.680.383.