ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH, NGUYÊN TẮC, THẨM QUYỀN

hoiluatsuhanoi.com > Blog > Tin Tức > ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH, NGUYÊN TẮC, THẨM QUYỀN
Thẩm quyền đăng ký Hộ tịch

Hộ tịch là các thông tin cụ thể của một cá nhân, việc đăng ký hộ tịch được thực hiện nhằm lưu trữ, quản lý và giám sát các thông tin đó. Đây là quyền và nghĩa vụ của tất cả mọi người; kể cả các công dân không có quốc tịch Việt Nam nhưng thường trú tại Việt Nam. Lĩnh vực hộ tịch được pháp luật quy định cụ thể và được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

Điều 6 của Luật hộ tịch quy định Quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch:

“1. Công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam có quyền, nghĩa vụ đăng ký.

Quy định này cũng được áp dụng đối với công dân nước ngoài thường trú tại Việt Nam; trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

2. Trường hợp kết hôn, nhận cha, mẹ, con thì các bên phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan đăng ký.

Đối với các việc hộ tịch khác hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thì người có yêu cầu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc ủy quyền.

3. Người chưa thành niên; người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự yêu cầu đăng ký hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thông qua người đại diện theo pháp luật.”

Nhà nước luôn tạo điều kiện trong công tác hộ tịch

Nhà nước có những chính sách, biện pháp nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho tất cả cá nhân thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Đồng thời, Nhà nước luôn đảm bảo các nguồn lực vật chất; trang thiết bị cũng như cơ sở dữ liệu để thực hiện cũng như giám sát; quản lý và vận hành từ trung ương đến các ban ngành, địa phương trong công tác hộ tịch.

Điều 7 của Luật hộ tịch quy định Thẩm quyền đăng ký hộ tịch:

“1. Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký trong các trường hợp sau:

a) Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 3 của Luật này cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;

b) Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung thông tin hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;

c) Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 3 của Luật này;

Trẻ em sinh ra phải được đăng ký hộ tịch, dù ở vùng miền nào

d) Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam; thường trú tại khu vực biên giới; còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam; kết hôn, nhận cha, mẹ; con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký trong các trường hợp sau; trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này:

a) Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này có yếu tố nước ngoài;

b) Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc;

c) Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật này.

Cơ quan đại diện đăng ký hộ tịch theo thẩm quyền

3. Cơ quan đại diện đăng ký các việc hộ tịch quy định tại Điều 3 của Luật này cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài.

4. Chính phủ quy định thủ tục đăng ký khai sinh; kết hôn, nhận cha, mẹ, con, khai tử quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.”

Khi muốn đăng ký thông tin hộ tịch, cá nhân cần phải tuân thủ đầy đủ theo quy trình; thủ tục của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Các quy trình, thủ tục này được pháp luật quy định cụ thể, rõ ràng cho từng nội dung trong Điều 9 của Luật hộ tịch:

“1. Khi yêu cầu đăng ký, cấp bản sao trích lục hộ tịch; cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan đăng ký hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi qua hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến.

2. Khi làm thủ tục đăng ký, cấp bản sao trích lục hộ tịch từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch; cá nhân xuất trình giấy tờ chứng minh nhân thân cho cơ quan đăng ký. Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh nhân thân.

Hồ sơ hộ tịch cũng có thời hạn giải quyết

3. Đối với những việc hộ tịch có quy định thời hạn giải quyết; thì người tiếp nhận hồ sơ phải viết giấy tiếp nhận; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ; không hợp lệ thì phải hướng dẫn bằng văn bản để người đi đăng ký bổ sung, hoàn thiện. Văn bản hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ bổ sung.

Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền; thì người tiếp nhận hướng dẫn người đi đăng ký đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.”

Trách nhiệm đăng ký thông tin hộ tịch là của tất cả mọi cá nhân, không phân biệt giới tính; quốc tịch cư trú trên đất nước Việt Nam. Việc đăng ký phải căn cứ theo quy định của pháp luật, không thể tùy tiện thực hiện. Nhà nước tạo điều kiện cho việc thực hiện các quyền trong lĩnh vực hộ tịch. Đồng thời, Nhà nước cũng có những quy định và chế tài để xử lý các sai phạm. Trên đây là các cơ định cơ bản của Pháp luật liên quan đến lĩnh vực hộ tịch; nếu có vướng mắc hoặc nhu cầu tư vấn pháp luật, thực hiện các thủ tục thay đổi, bổ sung, cải chính, hủy bỏ hoặc xử lý các sai phạm về hộ tịch; quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp cho chúng tôi qua số điện thoại 0904.680.383 – 0906.238.583.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.