CHA MẸ BẠO HÀNH CON CÁI CẦN HIỂU

hoiluatsuhanoi.com > Blog > Tin Tức > CHA MẸ BẠO HÀNH CON CÁI CẦN HIỂU
Bạo hành con cái

Liên tục trong thời gian gần đây xảy ra rất nhiều vụ việc trẻ em bị đánh đập, bạo hành. Điều đáng lưu ý là những người có hành vi bạo hành lại chính là những người thân của các em nhỏ đó mà chủ yếu là cha mẹ. Vậy, cha mẹ bạo hành con cái là như thế nào. Hành vi này có được phép hay không. Người thực hiện sẽ bị xử lý thế nào.

Bạo hành con cái có phải là cho roi vọt khi dạy dỗ

Các cụ ta có câu, thương con cho roi cho vọt, ghét con cho tiền. Nhưng có phải câu châm ngôn này có ý nghĩa càng cho con roi vọt thì càng tốt không. Chắc chắn là không. Bởi việc đánh con cái chẳng qua là việc bần cùng bất đắc dĩ. Việc dạy dỗ con cái luôn phải tiến hành thường xuyên ngay từ khi còn nhỏ. Các biện pháp chủ yếu là dạy bảo, lấy các ví dụ về các việc lên làm. Không lên làm giúp con cái hiểu và phân biệt đâu là tốt, là xấu.

Trong quá trình dạy dỗ con cần phải có kiến thức, kết hợp nhiều yếu tố. Phải tiến hành liên tục, thường xuyên. Đó là một quá trình lâu dài chứ không đơn thuần chỉ một thời gian nhất định nào đó. Phải có đầy đủ các biện pháp mềm dẻo cũng như cứng rắn nếu cần thiết.

Biện pháp cứng rắn là cần thiết nhưng phải có hợp lý

Biện pháp cứng rắn ở đây có thể bao gồm cả roi vọt. Nhưng roi vọt ở một mức độ vừa phải, đủ răn đe. Khi đánh cũng chỉ đáng vào các phần không nguy hiểm, không gây thương tích cho con cái mình. Một số bậc cha mẹ khi đánh con lại có những hành động thái quá. không dùng roi vọt đúng mực mà có khi lại dung đến cả kiểu đấm đã, hành hạ hoặc phạt con mình bằng các hình thức tàn bạo và nguy hiểm.

Đòn roi quá mức đã dẫn đến việc cha mẹ bạo hành con cái. Việc này không chỉ gây ra thương tích cơ thể nặng nề cho con mình mà còn gây tổn thương tâm lý rất lớn. Đặc biệt là các cháu còn nhỏ, đang trong quá trình trưởng thành. Cha mẹ cũng vướng vào vòng lao lý, gây ảnh hưởng xấu đến gia đình mình.

Bản chất của việc cha mẹ bạo hành con cái

Cha mẹ bạo hành con cái chính là hành vi gây thương tích cho chính con mình. Khi hành vi diễn ra nhiều lần hoặc gây thương tích cho con mình đến mức quy định tại Bộ luật hình sự thì chính cha mẹ sẽ bị xử lý theo quy định.

Điều 185 của Bộ luật hình sự quy định về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình:

“1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”

Và quy định tại Điều 134 của Bộ luật Hình sự về Tội cố ý gây thương tích

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Mức hình phạt tăng theo thương tích gây ra

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Cha mẹ bạo hành con cái có thể bị xử lý hình sự

Từ những quy định pháp luật nêu trên, có thể thấy việc cha mẹ bạo hành con cái cũng là hành vi gây thương tích cho người khác. Trường hợp mức độ thương tích đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì dù là cha mẹ cũng sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định.

Vậy nên, các bậc cha mẹ cần cân nhắc và suy nghĩ kỹ trước khi dùng roi vọt với con cái mình. Tránh rơi vào trường hợp cha mẹ bạo hành con cái và vướng vào vòng pháp luật ngoài ý muốn. Nếu cần tư vấn, hỗ trợ pháp lý liên quan đến lĩnh vực Pháp luật hình sự, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại Hotline: 0904.680.383.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.